Trần thạch cao ngày nay đã trở nên phổ biến và được ứng dụng trong nhiều loại công trình. Có 2 dạng trần thạch cao đó là trần nổi và trần chìm. Vậy chúng có gì khác nhau và khi nào thì dùng trần nổi, khi nào dùng trần chìm?
1. Trần thạch cao nổi
Thiết kế trần thạch cao nổi được gọi là trần thả, được thiết kế một phần thanh xương lộ ra ngoài. Trần nổi thường được dùng để che khuyết điểm của công trình như: đường dây điện, ống nước, cáp quang,…phía bên dưới trần bê tông hoặc mái tôn.
Trần nổi sẽ được lắp đặt bằng cách thả từng tấm thạch cao từ trên xuống với kích thước bằng khung định hình chữ L (bằng nhôm hay kẽm). Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp trần nổi có ứng dụng trong các không gian rộng như: hội trường, hành lang, nhà xưởng, văn phòng,…
Về ưu điểm, trần thạch cao nổi rất dễ lắp đặt và tiết kiệm. Trong quá trình sử dụng rất dễ sửa chữa lúc có hư hỏng xảy ra. Khi hệ thống đường dây điện, ống nước phía trên trần nổi gặp sự cố, chúng ta chỉ việc tháo dỡ vị trí tấm thạch cao nơi cần sửa chữa mà không phải tốn nhiều thời gian, công sức.
Về hạn chế, có lẽ đó là thẩm mỹ! Do chúng được ghép lại từ nhiều tấm thạch cao nhỏ nên rất đơn giản. Chúng sẽ gây ra sự hạn chế khả năng trang trí hoa văn, mang tính chất công nghiệp cao.
2. Trần thạch cao chìm
Trần chìm được cấu tạo khung xương được ẩn toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Nhìn bình thường thì chúng ta sẽ không thấy các khung xương như trần nổi. Công trình khi sử dụng trần chìm trông sẽ giống như là trần bê tông bình thường được sơn tô đẹp mắt. Khung xương ghép bằng các khung định hình nhôm kẽm chữ U. Chúng được kết nối với nhau thành một khung xương hoàn chỉnh, sau đó người ta treo ghép từng tầm thạch cao bên dưới.
Ưu điểm nổi bật của trần chìm chính là mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian và công trình. Với trần chìm, chúng ta sẽ dễ dàng trang trí hoa văn, hoạ tiết theo sở thích. Đó chính là lý do trần chìm thường được ứng dụng trong thiết kế dân dụng: phòng khách, phòng ngủ,…
Về nhược điểm, trần chìm có chi phí lắp đặt cao. Việc thi công và sửa chữa phức tạp hơn rất nhiều. Khi cần sửa hay kiểm tra bất kỳ chi tiết nào phải cần tháo dở toàn bộ trần. Việc sửa chữa tốn nhiều công sức và đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao.