Các bậc cha mẹ cần nên hiểu rằng, việc nuôi dạy con trẻ không phải là áp đặt các bé theo ý của người lớn mà phải tùy thuộc vào tâm lý của trẻ con, chính xác hơn là tâm lý của chính con bạn thì mới có hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp nuôi dạy con đúng cách phù hợp với tâm lý trẻ, các bạn có thể tham khảo để nuôi dạy con phát triển tốt nhất nhé.
Trách mắng con ở những nơi công cộng đông người
Khi đến những nơi công cộng, người lớn rất khó có thể kiểm soát hành vi của trẻ. Bởi vậy, theo bản năng, các bậc cha mẹ sẽ thường biểu hiện giận dữ hay la mắng các bé để ngăn chặn hành vi này sẽ không tiếp diễn và lặp lại nữa. Tuy nhiên, sai lầm của bố mẹ chính là trong trường hợp này : trách mắng con ở nơi công cộng. Điều này vô tình sẽ khiến trẻ bị xấu hổ, lâu dần sẽ khiến trẻ thêm mặc cảm, tự ti trước bạn bè và những người chứng kiến. Thay vì vậy, bạn nên đưa trẻ ra một khu vực vắng hoặc không có người, tại đây bạn có thể phân tích cho trẻ hiểu. Đứa trẻ sẽ tập trung nghe hơn và không cảm thấy xấu hổ với bạn bè hay mọi người xung quanh. Điều quan trọng là chúng sẽ hiểu được toàn bộ thông tin mà cha mẹ đang muốn truyền đạt đến chúng, và từ đó sẽ hạn chế để không phạm phải sai lầm lần nữa.
Nhật kí những phương pháp sai lầm trong cách nuôi dạy trẻ của các Mom sẽ chia sẻ thêm một số đều mà người mẹ cần tránh.
Đưa ra những hướng dẫn qua loa không rõ ràng
Nhận thức, tư duy của trẻ vẫn còn rất hạn chế, chúng chưa thể hiểu hết toàn bộ những thông điệp mà bạn đang nói. Bới vậy, bạn cần nói chậm, dễ hiểu, có thể hướng dẫn tỉ mỉ, nhẹ nhàng để con hiểu, và để con biết mình nên làm gì và không nên làm gì.
Ví dụ: Thay vì nói: con không được phép vứt áo trên nền nhà. Bạn hãy dùng cách nói khác, chẳng hạn như: Khi con vào trong nhà, hãy cởi áo khoác của mình và treo nó lên giá. Và để trẻ dễ hiểu và làm theo, bạn nên làm mẫu cho trẻ 1 2 lần đầu tiên. Với cách này, sẽ tránh cho bé bị sợ hãi, mà bạn vẫn thoải mái, không bị nóng giận.
Thỏa hiệp để con chấm dứt hành động một cách nhanh chóng
.Bé thường xuyên làm nũng, nhõng nhẽo, ăn vạ khi không được như ý. Trong trường hợp này nhiều cha mẹ đã chọn cách thỏa hiệp với trẻ, đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ, thậm chí là hứa mua những món đồ nếu trẻ ngoan ngoãn và chấm dứt hành vi ăn vạ. Tuy nhiên, chính nhận thức không đúng này của cha mẹ đã khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, và sẽ tiếp tục hành vi vòi vĩnh này vào các lần sau. Vì vậy, hãy tránh làm theo cách này, để trẻ hiểu rằng những hành vi đó là rất không đúng đắn, nếu như chúng tiếp tục tái phạm, chúng sẽ bị phạt. Áp dụng cách này, con bạn sẽ học được các quy tắc và có những cách ứng xử đúng đắn trong các tình huống khác nhau.
Ngoài ra, việc cha mẹ quá bận rộn khiến trẻ nhận được ít tình yêu thương, lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, để duy trì tình yêu thương, cha mẹ nên dành thời gian cho con cái cũng như học cách để hiểu chúng và tôn trọng lẫn nhau.
Nói quá nhiều và so sánh con mình với “con nhà người ta”.
Trẻ em, đặc biệt là các trẻ nhỏ, thường có khoảng thời gian tập trung ngắn hơn so người lớn. Do vậy, khi bạn nói quá nhiều trẻ sẽ không thể tiếp thu được nhiều. Thay vào đó, hãy nói ngắn gọn, dứt khoát và tập trung vào vấn đề cần nói và truyền đạt.
“Mọi sự so sánh đều rất khập khiễng”. Bạn không nên so sánh con của mình với những đứa trẻ khác. Bởi điều này sẽ làm chúng cảm thấy xấu hổ, tức giận và tự ti với chúng bạn. Vậy nên, thay vì cứ so sánh với những đứa trẻ khác, bạn nên giải thích những gì bạn muốn con có thể làm, và khi con hoàn thành, hãy khen ngợi trẻ.
Nổi giận và phạt nặng các bé.
La mắng con cái để giải tỏa cơn giận của bố mẹ và sự thất vọng ngay lúc đó, tuy nhiên nó lại không đem lại lợi ích trong việc giáo dục trẻ nhỏ. Việc này có thể gây ra những phản ứng tiêu cực từ phía trẻ.
Do vậy, để con hiểu được việc mình làm là sai, cha mẹ cần cố gắng không nói lớn tiếng, hãy nói với giọng điệu bình tĩnh nhất. Cách làm tốt nhất là bạn nên dành vài phút để thư giãn trước, sau đó hãy đến nói chuyện với con. Cách làm này không đem lại kết quả nhanh chóng, nhưng qua thời gian, bạn sẽ thấy được sự khác biệt đáng kể đó.
Trừng phạt trẻ trong lúc tức giận sẽ không đem lại công bằng và có khi sẽ quá mức so với những gì trẻ đáng phải chịu. Do đó, bạn nên bình tĩnh, không nên phạt con lúc đang cáu giận. Thay vào đó, bạn hãy có những quy tắc rõ ràng trong gia đình để con biết nếu mình vi phạm sẽ phải chịu hình phạt tương ứng nào. Điều này sẽ giúp trẻ điều chỉnh hành vi cũng như tránh được việc phạt quá nặng do cha mẹ ngẫu nhiên đưa ra trong lúc tức giận.