Giai đoạn chuyển mùa là giai đoạn đánh dấu tăng đột biến trẻ sốt do virut , viêm đường hô hấp. Đi đôi với đó là trẻ sốt. Sốt là một triệu chứng thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ đã chủ quan để trẻ sốt cao quá dẫn đến cơn co giật, thậm chí co giật nhiều lần gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Biểu hiện co giật do sốt cao ở trẻ là như thế nào?
Co giật do sốt cao thường gặp ở các bé từ 6 tháng đến 6 tuổi, chiếm 3-5% do não bộ của trẻ còn chưa phát triển toàn diện và có sự nhạy cảm với các rối loạn nhiệt độ trong cơ thể.
Khi co giật, trẻ có thể có các biểu hiện như là nôn ói, sùi bọt mép, tím tái. Tuy nhiên đặc điểm của hầu hết các trường hợp co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ thường là thời gian ngắn dưới 5 phút.
Với co giật do sốt cao thông thường sẽ không gây hại não. Với co giật do sốt cao lành tính thường hết sau vài chục giây, sau đó trẻ sẽ trở lại bình thường và sẽ không để lại di chứng. Do đó, không cần phải cho trẻ uống bất cứ thuốc gì.
Dưới đây sẽ Hướng dẫn xử lý tình huống khi trẻ bị co giật do sốt cao các bạn cùng tham khảo.
Cách xử lý tình huống khi trẻ bị co giật do sốt cao
Khi thấy trẻ có cơn co giật, trước tiên cha mẹ nên giữ bình tĩnh và thực hiện một số hướng dẫn xử trí co giật do sốt cao sau, để giảm thiểu rủi ro và tai nạn cho trẻ nhỏ :
Bước đầu tiên: làm thông đường thở
Phần lớn trẻ em bị co giật do sốt cao khi đang được bế trên tay cha mẹ (do đang bị ốm, sốt cao).
Thấy con có biểu hiện co giật tím tái, không khóc trên tay, nhiều cha mẹ cuống cuồng bế con dậy chạy đi tìm thuốc hạ sốt, hoặc sẽ bắt taxi đi viện ngay. Nhưng đừng làm thế, cha mẹ phải hết sức bình tĩnh, trước hết đặt trẻ nằm nghiêng, đầu không được gập để trẻ thở tốt.
Khi trẻ được nằm nghiêng, thì đường thở sẽ được thông thoáng, nếu có đờm dãi thì sẽ chảy được ra ngoài, không bị rơi vào phổi gây tắc thở rất nguy hiểm.
Hút đờm nhớt nếu đã có sẵn dụng cụ hút.
Bước thứ hai: Nhét hậu môn thuốc hạ sốt
Cởi bỏ lớp quần áo để giúp trẻ thoải mái, dễ thở hơn.
Nhét hậu môn thuốc hạ sốt Paracetamol liều 15mg/kg/lần
Bước cuối cùng: Lau mát cơ thể hạ sốt
Nhúng khăn vào nước ấm ( ấm như nước thường tắm cho trẻ) vắt hơi ráo. Đặt khăn ở nách, bẹn và lau khắp cơ thể trẻ. Cho thêm nước ấm vào nếu cần thiết.
Thay khăn ấm mới, cứ 2-3 phút/ lần để trẻ hạ sốt.
Ngưng lau mát khi đo nhiệt độ ở nách trẻ dưới 38 độ C.
Tất cả trẻ co giật sau khi đã sơ cứu phải đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Cách phòng tránh cơn co giật cho trẻ khi bị sốt
Cơn co giật do sốt cao của trẻ rất có thể tái phát. Điều này khiến rất nhiều cha mẹ đau đầu, lo lắng. Tuy nhiên nếu biết cách xử trí ngay từ lúc trẻ mới bị sốt, chúng ta có thể phòng tránh được cơn co giật:
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị sớm, nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sốt và phòng tránh cơn co giật có thể xảy ra.
Cởi bớt quần áo trên người trẻ, nới rộng quần áo và đặt trẻ nằm ở nơi thông thoáng. Không được mặc quá nhiều quần áo hay là ủ ấm trẻ quá kín.
Thường xuyên cặp nhiệt độ để theo dõi tình hình thân nhiệt của trẻ.
Lau người cho trẻ bằng nước ấm và uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ của trẻ trên 38.5 độ C.
Khi trẻ bị co giật do sốt cao, cha mẹ phải nên thật bình tĩnh để chăm sóc cho trẻ đúng cách. Ngay sau khi hết cơn co giật cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.
Phân loại các cơn co giật do sốt
Có 2 loại sốt co giật thường xảy ra ở trẻ:
Đơn giản : Ngắn thường dưới 15 p xảy ra đơn độc khi sốt nhưng không kèm nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Phức tạp : Biểu hiện kéo dài trên 15 p. Hoặc là xảy ra nhiều hơn 1 lần /1 ngày. Loại này thuộc vào nguy hiểm nhất vì có thể nhiễm trùng thần kinh trung ương nguyên phát, bệnh lý cấu trúc hoặc chuyển hoá. Nếu lặp lại có thể bị rối loạn nặng hơn hoặc là động kinh.
Nếu bị co giật kèm sốt vẫn dùng kháng sinh cho đến khi bé ổn. Nếu bé sốt co giật phức tạp lần đầu, nên cho bé làm điện não đồ (chưa cần thiết phải chọc dò tuỷ hoặc chụp CT- scan) qua đó sẽ đánh giá khả năng nhiễm trùng hệ thần kinh. Đo điện não đồ sau cơn có thể cung cấp thêm thông tin về tình trạng bệnh.
Các trường hợp nào cần đưa tới viện
Theo thống kê, có khoảng 1/3 trẻ bị sốt cao co giật ở các thể phức tạp, thường sẽ kéo dài trên 15 phút và có từ 2 cơn trở lên trong vòng 24 giờ, thậm chí có trường hợp gây ra rối loạn tri giác sau co giật, khi đó cha mẹ cần ngay lập tức đưa con tới BV.
Hoặc với những trường hợp trẻ uống hạ sốt mà vẫn không đỡ, có thể trẻ mắc các bệnh khác, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được thăm khám, phát hiện sớm.