Tìm hiểu quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp

Tìm hiểu quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp

Tìm hiểu quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp có thể được xem là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng hiện nay mỗi khi có nhu cầu sử dụng vật lót sàn.  Bởi vì những tiện ích mà nó mang lại cho người tiêu dùng là rất lớn. Tuy là sự lựa chọn số 1 của đại đa số khách hàng nhưng nhìn chung không phải khách hàng nào cũng có thể hiểu hết quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp cũng như những ưu điểm nổi trội của nó. Để giúp những khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu những vấn đề trên, chúng tôi có bài viết sau đây để chia sẻ đến bạn những thông tin về vấn đề này.

Những ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp 

Trước khi giúp quý khách tìm hiểu quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp, chúng tôi xin chia sẻ đến khách hàng những ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp. Từ đây quý khách sẽ biết được vì sao loại sàn gỗ này lại ngày càng được nhiều người sử dụng. 

Những ưu điểm của sàn gỗ công nghệ là:

  • Có khả năng chống trầy xước, chịu lực cao. 
  • Có khả năng chịu được nhiệt độ cao, không bị cháy do tác động bởi các vật dụng có thể gây cháy như nến, tàn thuốc, bật lửa. 
  • Không bị phai màu ngay cả khi chịu tác động của tia cực tím, ánh sáng mặt trời gay gắt.
  • Không độc hại, dễ dàng lau sàn sạch bóng mà không phải tốn nhiều thời gian.

Tìm hiểu quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp 

 

Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất theo quy trình sau đây:

Bước 1: xử lý sơ bộ nguồn gỗ được khai thác tự nhiên để chuẩn bị đưa vào dây chuyền sản xuất.

Bước 2: tiến hành xẻ gỗ thành từng miếng nhỏ, phân loại và chuyển về nhà máy chính. 

Bước 3: nghiền nhỏ gỗ thành gỗ bột, sau đó trộn gỗ bột với keo, phụ gia rồi tiến hành giai đoạn ép ở mức nhiệt độ, áp suất cao (830 – 870 kg/cm2) và từ đó hình thành tấm gỗ HDF có kích thước tùy yêu cầu. 

Bước 4: lõi gỗ HDF tiếp tục chuyển sang giai đoạn xử lý 2 mặt nhằm nâng cao độ cứng, chống biến dạng. 

Bước 5: cán phủ lợp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt.

Bước 6: tiến hành ép sàn gỗ lần nữa dưới nhiệt độ, áp suất cao để đảm bảo các lớp được liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành tổng thể chắc chắn cũng như đánh bóng, làm sáng bề mặt sàn.

Bước : tiến hành cắt thanh sàn gỗ theo các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn quy định. 

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về ưu điểm cũng như quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp.  Nếu quý khách còn có những băn khoăn hay đang có nhu cầu mua sàn gỗ công nghiệp thì hãy đến với công ty Lâm Hoàng chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.